Bệnh Áp-xe hậu môn là gì ?
Áp-xe quanh hậu môn là một khoang chứa mủ và bao quanh bởi các mô viêm, được hình thành như là kết quả của nhiễm trùng.
Hậu môn trực tràng cấu tạo bởi ba thành phần quan trọng: trong cùng là niêm mạc (liên bào hình trụ) đến lớp cơ (gồm cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong), và mạch máu (động mạch và tĩnh mạch). Áp xe hậu môn là sự nhiễm trùng tụ mủ ở một số vị trí gây áp xe niêm mạc, dưới niêm mạc, trong lớp cơ, dưới da gần hậu môn.
Áp-xe hậu môn là căn bệnh phổ biến của hậu môn trực tràng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ áp-xe là gì và mức độ nguy hiểm mà áp-xe có thể gây ra.
Một áp-xe có thể phát triển, mở rộng hoặc giảm dần, tuỳ thuộc vào việc các vi sinh vật hoặc bạch cầu (tế bào máu trắng) phát triển ở bộ phận nào đó trong cơ thể. Áp-xe có thể phát triển trong nội tạng hay trong các mô mềm dưới da ở bất cứ khu vực nào.
Áp xe có hai thể là áp-xe nóng và áp-xe lạnh.
Tác nhân gây bệnh áp-xe nóng thường là vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu.
Áp-xe nóng diễn biến thành 2 giai đoạn:
– Giai đoạn chưa có mủ: Kéo dài 2-3 ngày với dấu hiệu viêm cấp là sưng, nóng, đỏ, đau. Bệnh nhân thường đau nặng nơi bị sưng nề kèm nổi hạch quanh vùng. Toàn thân mệt mỏi, nhức đầu, sốt 38-39 độ.
– Giai đoạn thành mủ: Vùng giữa chỗ sưng nề mềm ra, ấn lõm. Tỳ đầu ngón tay trỏ vào một bên thành áp-xe, ấn khẽ phía bên kia sẽ có cảm giác như sóng vỗ ở đầu ngón tay trỏ. Khi có mủ, các dấu hiệu toàn thân sẽ giảm dần. Làm công thức máu sẽ thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng.