Bệnh trĩ ở Nam giới

Khoảng ½ dân số Việt nam mắc bệnh trĩ. Bệnh thường ặp ở những người ít vận động, sử dụng chất kích thích, đồ cay nóng…

Nguyên nhân bệnh trĩ ở nam giới

Bệnh trĩ thường gặp nhất ở Nam giới độ tuổi 35, do nhiều nguyên nhân.

Những người thường xuyên phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, làm văn phòng, làm việc thường xuyên với máy tính… có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao do đặc thù nghề nghiệp.

Do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ cay nóng, dẫn tới táo bón , trĩ.

Những người thường vận động nhưng phải mang vác vật nặng như: phụ hồ, bốc vác cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao, do khi mang vác thường phải dùng sức, khiến tăng áp lực ổ bụng và áp lực lên khu vực hậu môn – trực tràng.

Ngày nay, những người đồng giới không còn bị xã hội nhìn với ánh mắt “khác lạ” như ngày trước nữa. Nhưng trong “sinh hoạt”, nếu thông qua đường hậu môn, cùng với sinh hoạt không đúng cách cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ khiến cho người bệnh đau đớn, khó chị khi ngồi làm việc, sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng tới cả sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh trĩ ở nam giới

Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ ở nam giới

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. Sau khoảng 1h đồng hồ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút.

Thường xuyên chơi thể thao. Nhưng bệnh nhân trĩ khi luyện tập nên chọn các môn thể thao và bài tập nhẹ nhàng.

Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, gia vị cay nóng. Thường xuyên uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, nhât là các loại củ quả giàu chất sơ, nhuận tràng như: mướp, đu đủ…

Luyện thói quen đi ngoài hàng ngày, sau khi đi ngoài phải vệ sinh bằng nước ấm. Bệnh nhân trĩ nên ngâm rửa hậu môn trong nước ấm.

Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ như thấy cộm ở hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, đau rát hậu môn… Tuyệt đối khong được tự ý mua thuốc uông. Bởi bệnh trĩ có nhiều biểu hiện khác nhau, ngoài ra có nhiều bệnh hậu môn trực tràng khác có triệu trứng tương tự trĩ như: polyp hậu môn, rò hậu môn, áp-xe hậu môn… Bệnh nhân cần được xác định rõ bệnh trạng, mức độ để có phương hướng điều trị.

Ngay cả khi được xác định là mắc bệnh trĩ thì cũng cần phải xác định rõ ràng đó là trĩ nội, trĩ ngoại hay mắc đồng thời cả hai loại trĩ (trĩ hỗn hợp).

Thường bệnh nhân trĩ thường bị đau mới chịu đi khám, cũng phải xác định trĩ nặng (độ 3, 4) hay nhẹ (độ 1, 2) để có phương án điều trị kịp thời.

Leave a Reply