Bị bệnh trĩ nên đẻ thường hay đẻ mổ
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất. Có người bị mắc bệnh trĩ trước khi mang thai, có người bị mắc trong thời kỳ mang thai. Những chị em bị bệnh trĩ trước khi mang thai mà chưa chữa trị thì sau khi có thai bệnh sẽ phát triển nặng hơn.
Theo các chuyên gia, bác sĩ: trĩ là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Thai phụ mắc bệnh trĩ có thể sinh thường hay đẻ mổ tùy thuộc vào mức độ trĩ nặng hay nhẹ.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc trĩ cao hơn hẳn so các đối tượng khác. Vì sao lại có sự khác biệt này? Nguyên nhân chủ yếu gây trĩ cho bà bầu là táo bón và lượng máu tăng. Trong suốt quá trình mang thai, hệ thống tuần hoàn máu cần tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho thai nhi. Vì vậy, khiến các tĩnh mạch dãn nở, khu vực xương chậu chịu áp lực từ túi ối. Nên khiến áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn tăng cao, dễ dẫn đến trĩ. Thêm vào đó trong thời kỳ mang thai, thai phụ thường mắc táo bón do hệ tiêu hóa hoạt động chậm, chế độ ăn uống giàu đạm, protein… khó tiêu hóa. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ trầm trọng hơn.
Nhiều chị em lo lắng, khi mắc bệnh trĩ đẻ thường sẽ gây đau đớn, khiến bệnh nặng hơn khi rặn đẻ. Tuy nhiên, chị em đẻ mổ hay đẻ thường phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ như thế nào.
Trĩ độ 1,2: Trong trường hợp bà bầu mắc bệnh trĩ nhẹ có thể đẻ thường. Tuy nhiên, việc đẻ thường ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau này của các mẹ. Vì khi đẻ thường chắc chắn sẽ làm búi trĩ thì xuống dài hơn và gây tổn thương hơn cho hậu môn. Vì vậy, trước khi quyết định thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Trĩ độ 3, 4: Nếu thai phụ mắc bệnh trĩ nặng: khi búi trĩ đã thò ra ngoài, chảy máu, ngứa hậu môn… thai đã nhiều tuần tuổi thì nên đẻ mổ. Bởi khi đẻ, chị em cần rặn nhiều, búi trĩ sẽ tụt xuống nặng hơn, rất nguy hiểm. Thêm vào đó, chị em trĩ độ nặng các vi khuẩn, viêm nhiễm tích tụ.. nếu đẻ thường có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai phụ cần làm gì khi mắc trĩ
Các bác sĩ khuyên chị em trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh trĩ như sau khi sinh 1 – 2 tháng nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm, tránh tình trạng để bệnh nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc hoặc bôi thuốc có thể làm bệnh nặng hơn. Đồng thời, khi mắc trĩ có thể sử dụng các phương pháp giảm đau sau:
– Vệ sinh sạch sẽ: sau khi đi vệ sinh thai phụ nên rửa sạch và lau khô hậu môn
– Tập thể dục: thai phụ có thể tập những môn thể thao nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ… không những có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
– Tránh đứng, ngồi quá lâu, không chỉ khiến bệnh trĩ nặng hơn mà còn gây phù nề chân.
– Bổ sung chất xơ: ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng thai phụ cần tăng cường chất xơ, ăn rau, củ quả, uống nhiều nước.
– Khi có những diễn biến bệnh nặng hơn, thai phụ nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được sự chăm sóc của bác sĩ và có cách xử lý kịp thời, tránh những viến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai.