Búi trĩ và nhận biết búi trĩ
Hiểu búi trĩ là gì và nhận biết búi trĩ như thế nào là câu hỏi chung của rất nhiều người, đặc biết là những người có triệu chứng bệnh trĩ. Bài viết dưới đây chia sẻ với các bạnh những hiểu biết chung về búi trĩ.
Búi trĩ là gì?
Búi trĩ là một tronh những biểu hiện của bệnh trĩ. Búi trĩ hình thành do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn giãn ra, gồm một hoặc nhiều múi, có thể nằm trong hậu môn hoặc bị lòi ra ngoài.
Trước khi xuất hiện búi trĩ, người bệnh thấy xuất hiện triệu chứng như: đi ngoài ra máu, lúc đầu thì lượng máu ra ít, sau đó tăng dần lên, một số trường hợp thành tia và có thể dẫn đến mất máu nhiều. Sau một thời gian chảy máu, búi trĩ bắt đầu xuất hiện.
Ở giai đoạn mới hình thành, búi trĩ chưa có hình dạng rõ rệt và hầu như chưa ảnh hưởng nhiều tới đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Khi bệnh dần trở nặng và chuyển sang cấp độ 2 thì búi trĩ hình thành rõ ràng hơn.
Đối với bệnh nhân trĩ nội: Búi trĩ hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn giãn ra hết mức, tạo thành các nếp gấp nhăn nheo, thường nằm trên đường lược, dưới lớp niêm mạc của thành hậu môn. Bệnh trĩ nội có 4 cấp độ, tương ứng với 4 dạng búi trĩ.
– Bệnh trĩ nội độ 1: Búi trĩ chưa có hình dạng rõ rệt, thường chỉ xuất hiện triệu chứng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
– Bệnh trĩ nội độ 2: Búi trĩ có hình dạng rõ rệt hơn, bắt đầu ra ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhưng thường tự thụt vào được.
– Bệnh trĩ nội độ 3: Búi trĩ tự lòi ra khi đi đại tiện nhưng không thể tự thụt vào mà người bệnh phải dùng tay nhét vào.
– Bệnh trĩ nội độ 4: Là cấp độ nặng nhất, khi này búi trĩ lòi hẳn ra ngoài mà không thể cho vào được nữa. Búi trĩ có thể sưng tấy, ứ đọng máu, khiến cho người bệnh khó khăn khi đi đại tiện.
Đối với bệnh nhân trĩ ngoại: Búi trĩ là những nếp da thừa, có hình dạng ngoằn nghèo gấp khúc xuất hiện ở vùng hậu môn. Ban đầu những nếp da thừa này không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Người bệnh thường chỉ có cảm giác vướng cộm khi đi đại tiện.
Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các búi trĩ có thể sưng phồng, thường xuyên chảy máu, có thể mưng mủ, gây đau nhức cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện.
Nhận biết búi trĩ
Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ, các bạn có thể tự kiểm tra búi trĩ ở nhà như sau:
Tư thế: Ngồi hoặc chống tay làm sao cho mông chổng lên, miễn là bộc lộ toàn bộ vùng hậu môn. Sau đó, nhờ người nhà kiểm tra.
Với trĩ nội độ 1,2 nói chung chưa nhìn thấy gì. Với trĩ nội độ 3, nếu banh mép hậu môn hoặc rặn mạnh có thể nhìn thấy búi trĩ lòi ra. Trĩ nội độ 4 thì búi trĩ lòi hẳn ra ngoài, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
Với trĩ ngoại, người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ một cách dễ dàng do nó nằm ngay ngoài cửa hậu môn.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện của bệnh trĩ như: đại tiện ra máu, ngáy ngáy hay đau rát ở hậu môn, sa búi trĩ thì các bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.