Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Bệnh nứt kẽ hậu môn tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng lại làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nên việc điều trị bệnh là rất cần thiết.
Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý được đặc trưng bởi một vết rách nhỏ, có chiều dài khoảng 0,5 – 1 cm nằm ở ống và rìa hậu môn. Nguyên nhân gây ra bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do chứng táo bón, ngồi đại tiện không đúng cách, thời gian đại tiện kéo dài, dùng hết sức để rặn phân ra ngoài, do những tổn thương hậu phẫu ở vùng hậu môn, sinh đẻ…
Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường có những triệu chứng như: đau rát hậu môn khi đi đại tiện; phân khô, người bệnh thường dùng hết sức để rặn phân ra ngoài gây tổn thương thêm cho các vết nứt kẽ, dẫn tới đau dữ dội, làm cho người bệnh sợ đi ngoài; chảy máu tươi, máu bám theo phân hoặc nhỏ giọt, số lượng có thể nhiều tùy theo vết nứt kẽ sâu hay nông; người bệnh thường cảm thấy mẩm ngứa, khó chịu.
Do bệnh nứt kẽ hậu môn ở vùng “khó nói” nên hầu hết bệnh nhân thường ngần ngại đi khám khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Điều này, không chỉ gây phiền toái, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà nó còn gây khó khăn cho việc điều trị.
Điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế, phòng khám có chuyên khoa tiêu hóa hoặc hậu môn – trực tràng để được các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, xác định nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay, bệnh nứt kẽ hậu môn thường được điều trị bằng các phương pháp là: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa: Phương pháp này thường được áp dụng đối với các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn với vết nứt nhỏ. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm phù nề, làm giãn mạch và tăng lượng máu lưu thông đến vùng hậu môn – trực tràng, từ đó làm lành vết nứt. Các loại thuốc này thường là thuốc dùng tại chỗ, dạng kem bôi hay dạng gel. Ngoài ra, nếu người bệnh bị táo bón thì cần phải sử dụng thêm thuốc chống táo bón.
ĐIều trị ngoại khoa: Những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn đã điều trị bằng phương pháp nội khoa mà vẫn không mang lại hiệu quả thì cần phải chuyển sang phương pháp điều trị ngoại khoa bằng cách thực hiện tiểu phẫu. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì phương pháp phẫu thuật trị nứt kẽ hậu môn cũng hiện đại hơn rất nhiều. Trong đó kỹ thuật xâm lấn tối thiểu RPH được đánh giá là kỹ thuật điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả nhất với nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, không đau, điều trị bệnh hiệu quả, thời gian phục hồi nhanh, đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Song song với quá trình điều trị, người bệnh cũng nên thực hiện một số biện pháp sau:
Chế độ ăn uống hợp lý: Tránh những thực phẩm cay, nóng, những đồ uống có chứa chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là khoai lang để giúp cho việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Vận động cơ thể hàng ngày để tăng nhu động ruột.
Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Bạn nên ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 15 – 30 phút, mỗi ngày ngâm khoảng 2 – 3 lần sẽ giảm tình trạng đau rát.
Tránh dùng sức để rặn phân ra ngoài bởi nếu bạn dùng sức rặn sẽ khiến cho vết nứt trở nên lớn hơn.