Điều trị táo bón tại nhà cho trẻ
Đa số trường hợp táo bón ở trẻ có thể chữa khỏi ở nhà thông qua các biện pháp đơn giản và hiệu quả.
Tùy thuộc vào độ tuổi của bé bà cha mẹ có thể áp dụng một trong các cách sau.
Với trẻ nhỏ trên 4 tháng tuổi
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại nước trái cây có công dụng hỗ trợ điều trị táo bón như: mận, lê. Bé 4-8 tháng tuổi dùng 6-120 ml nước ép trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể dùng 180 ml.
Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thê sử dụng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Tre cũng có thể thử một số loại rau, củ, quả có nhiều chất xơ ở dạng nghiền, bao gồm: khoa lang, đậu, đậu Hà Lan, bông cải, cải bó xôi. Các bậc phụ huynh cũng có thể trộn nước ép trái cây (lê, táo, mận) với bột ngũ cốc.
Khi trẻ bị táo bón, một số phụ huynh cho rằng nguyên nhân là do sữa, và chuyển sang sử dụng các loại sữa có hàm lượng sắt thấp. Thực tế, lượng sắt trong sữa công thức của trẻ không nhiều, không đủ để gây ra tình trạng táo bón. Việc đổi sang loại sữa khác là không thật sự cần thiết.
Sieo sắt có chứa nồng độ sắt cao, đôi khi cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Với những trẻ đang sử dụng giọt sắt nên thay đổi chế độ ăn hoặc sử dụng chế độ điều trị khác để tránh táo bón.
Trẻ em lớn
Nếu trẻ chỉ táo bón vài ngày, cha mẹ chỉ cần thay đổi các loại thức ăn đang được sử dụng để trẻ đi ngoài phân mềm hơn, không bị đau(có thể tạo thành bệnh trĩ khi trẻ cố rặn).
Nước ép trái cây: Đối với trẻ 1-6 tuổi, thường không cho quá 120-180 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày; trẻ trên 7 tuổi cũng chỉ nên sử dụng uống tối đa 1-2 ly 120 ml.
Cha mẹ không cần thiết phải ép trẻ uống nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với bé trên 1 tuổi, 960 ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong một ngày là đủ. Trong trường hợp bé không khát thì không cần thiết hoặc không có lợi ích gì để uống nhiều hơn lượng nước này.
Cha mẹ cần chú ý nuôi dưỡng trẻ bằng chế độ ăn đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm: đạm, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên không nên ép trẻ ăn quá nhiều, và cũng không nên sử dụng chất xơ như một phương pháp điều trị táo bón duy nhất, thay cho các phương pháp điều trị khác.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng táo bón ở trẻ không giảm thì có thể do cơ thể bé không dung nạp được đạm sữa bò. Cha mẹ tạm thời cho trẻ ngưng sử dụng sữa tươi, sữa chua, phô mai, kem… có nguồn gốc sữa bò trong 1 – 2 tuần. Nếu tình hình không thay đổi thì cho bé sử dụng lại và đưa trẻ tới bác sĩ.
Nếu trẻ đã ngồi được bàn cầu rồi mới bị táo bón, cha mẹ nên khuyến khích bé ngồi bô/bàn cầu 5 – 10 sau bữa ăn, từ 2 – 3 tuần mỗi ngày, đều đặn.