Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý ở hậu môn – trực tràng khá phổ biến. Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng, lại là bệnh kín nên nhiều người chủ quan, ngại đi khám khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Trong nội dung dưới đây các chuyên gia, bác sĩ của Phòng khám Kiên Thành sẽ chia sẻ với các bạn một số Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ.
Bệnh trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp (mắc đồng thời cả 2 loại), và được chia làm 4 cấp độ. Ở giai đoạn 1 & 2, khi bệnh còn nhẹ, búi trĩ nhỏ, có thể tự co lên được khi đi đại tiện, giải pháp thường là điều trị nội khoa. Người bệnh trĩ được chỉ định dùng thuốc, kết hợp với thực phẩm chức năng, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh lao động nặng.
Ở giai đoạn nặng, độ 3 & 4, búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự có vào được, người bệnh phải dùng tay đẩy lên. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ xuất hiện các biến chứng như: Sa trĩ nghẹt, tắc mạch, nứt kẽ hậu môn… gây ra nhiều đau đớn và nguy hiểm. Các bác sĩ thường sử dụng phẫu thuật để nhanh chóng loại bỏ tình trạng của bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Khoa học hiện đại cho phép người bệnh có thể được tư vấn và lựa chọn nhiều phương pháp điều trị trĩ khác nhau: Gây tê tại chỗ và cắt bỏ búi trĩ, thắt búi trĩ để ngăn chặn việc cung cấp máu tới búi trĩ, chính chất có tác dụng làm xơ hóa búi trĩ, sử dụng điện hoặc tia laze để đốt cháy mô trĩ.
Một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ đặc biệt hiệu quả hiện nay là tiêm xơ kết hợp thắt trĩ, được các bác sĩ tại Phòng khám Kiên Thành sử dụng phổ biến!
Việc phẫu thuật trĩ được đánh giá là có mức độ phức tạp ngang với phẫu thuật dạ dày. Đây là phương pháp điều trị bệnh gây đau đớn và cấn nhiều thời gian để phục hồi. Nguyên nhân chủ yếu là vết mổ được tiến hành ở một khu vực nhạy cảm với rất nhiều mạch máu, dễ nhiễm khuẩn và phải dùng đến thường xuyên (đi vệ sinh). Nếu thực hiện không khéo, có thể ảnh hưởng đến cơ vòng khiến cho người bệnh mất khả năng tự chủ khi đi ngoài.
Trên thực tế, hiệu quả điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ phức tạp của bệnh, phương pháp điều trị, tay nghề của đội ngũ y bác sĩ. Hầu hết các bệnh nhân đều cho rằng bệnh trĩ sẽ không bị mắc lại nữa. Nhưng nếu sau điều trị mà người bệnh không thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, vẫn lạm dụng rượu bia, chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng thì bệnh trĩ vẫn có thể “hỏi thăm”.
Một rủi ro khác thường xảy đến khi phẫu thuật là gây hẹp hậu môn. Nó khiến cho hậu môn không thể mở ra một cách đầy đủ để tống chất thải ra ngoài. Trường hợp nặng sẽ phải làm thêm phẫu thuật để tạo hình lại hậu môn.
Để đề phòng bệnh trĩ quay trở lại, người bệnh sau điều trị cần lưu ý những điểm sau:
– Thay đổi chế độ ăn uống: Sử dụng nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây, hạn chến ăn nhiều chất béo, đường, các thực phẩm cay nóng và bia rượu.
– Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, nước có vai trò làm mềm phân, giúp đại tiện dễ hơn.
– Hện chế ngoài nhiều, đứng lâu. Nếu do tính chất công việc thì sau 1 – 2 tiếng, bạn nên vận động trong vài phút.
– Duy trì trọng lượng cơ thể, tránh béo phì, gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng.
– Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, trong đó có đến trực tràng, đảm bảo sức khỏe cho vùng này.
– Hạn chế lao động và mang vác vật nặng.
– Các bệnh lý ho, hen suyễn nên được điều trị dứt điểm vì bệnh gây tăng áp lực ở trong ổ bụng, xương chậu và tác động đến cả niêm mạc trực tràng.