Hiểu về thuyên tắc trĩ
Bệnh trĩ trải qua rất nhiều giai đoạn và nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Thuyên tắc trĩ là một trong những biến chứng của bệnh trĩ nội ở cấp độ II, III.
Thuyên tắc trĩ là gì?
Thuyên tắc trĩ là một trong những biến chứng của bệnh trĩ nội và thường thấy ở giai đoạn II và III. Khi mắc trĩ nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm trĩ sa ra và đến giai đoạn II, III thì búi trĩ sẽ bị ra ngoài và bị tắc nghẽn.
Thuyên tắc trĩ khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu ở vùng hậu môn. Bởi lúc này, trĩ bị sa ra và không co lại được, đồng thời các mạch trĩ bị tắc nghẽn hoặc vỡ tạo thành các cục máu đông. Gây khó khăn trong mọi hoạt động, sinh hoạt của người bệnh, kể cả khi đứng, ngôi hay di chuyển.
Do vậy, nhận biết triệu chứng của thuyên tắc trĩ sẽ giúp bệnh nhân phòng tránh và sớm đi điều trị kịp thời.
Thuyên tắc trĩ có những triệu chứng điển hình sau đây
– Hậu môn và xung quanh hậu môn bị sưng phù, búi trĩ bị nằm kẹt ở giữa mà không thể dùng tay đẩy vào trong được. Ở bên ngoài và bên trong của niêm mạc sẽ có màu sắc khác nhau.
– Có thể sau vài ngày, mọi người sẽ cảm thấy tình trạng thuyên tắc trĩ có dấu hiệu giảm và đỡ sưng, ít chảy máu. Nhưng nếu không cẩn thận, bó trĩ sẽ bị lở loét, có khi hoại tử và nhiễm trùng sang cả vùng khác. Đặc, biệt ở nữ giới rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Những chỗ hoại tử này có thể gây áp xe vùng hậu môn và vùng chậu.
– Bệnh không chữa trị sẽ lại có nguy cơ tái phát lại, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Cách phòng ngừa thuyên tắc trĩ
Để tránh xảy ra triệu chứng của thuyên tắc trĩ, mọi người nên có một số cách phòng tránh như:
– Uống nhiều nước để phân mềm và dễ đại tiện hơn
– Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và một số thực phẩm tốt cho đại tiện như: khoai lang, bí đỏ… Những thực phẩm này sẽ giúp cho phân mền, nhờ vậy mà giảm áp lực lên khối trĩ và bớt rặn khi đi đại tiện.
– Thường xuyên vận động để tránh táo bón và không nên ngồi quá lâu, đặc biệt là những người bị béo phì.