Kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn – trực trang khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người không chữa trị kịp thời do là bệnh kín và người bệnh ngại đau, sợ phẫu thuật. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin trong quá trình kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ để bạn đọc có thêm thông tin, kịp thời khám chữa khi có những triệu chứng của bệnh trĩ.
Tâm lý người bệnh
Đa số bệnh nhân trĩ có tâm lý e ngại. Nhưng khám trĩ không thể không thăm khám hậu môn. Đây là điều hoàn toàn bình thường, người bệnh cần điều chỉnh và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, phối hợp tốt với bác sĩ. Trạng thái căng thẳng, e ngại có thể ảnh hưởng không tốt tới quá trình thăm khám.
Ở lần đầu kiểm tra, bác sĩ sẽ tiến hành chất vấn bằng miệng thông qua hỏi đáp hoặc bằng bảng hỏi. Nội dung các câu hỏi tập trung vào một số nội dung như: có cảm giác đau hậu môn không, có ra máu, có dị vật ở hậu môn. Nếu có, bác sĩ sẽ tiếp tục hỏi vể tình trạng và mức độ biểu hiện. Ví dụ như mà ít, dính kèm phân hay nhỏ thành giọt, chảy thành tia. Một số triệu chứng khác như sưng tấy, có mẩn ngứa, chảy dịch không và cũng có khi phải hỏi đến tình trạng bài tiết phân. Bên cạnh đó, bác sỹ cũng có thể hỏi đến một số vấn đề liên quan đến lịch sử bệnh trước đó và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cần hiểu cặn kẽ về tình hình của bản thân để trả lời chính xác.
Khám và chuẩn đoán bệnh trĩ
Sau khi tiến hành hỏi đáp xong, bệnh nhân sẽ được thăm khám hậu môn. Tư thế phổ biến của phụ nữ là nằm nghiêng, lưng hơi cong, đầu hơi gập, hai chân đan xen. Tư thế này giúp người bệnh quay phần lưng về phía bác sĩ, tránh được sự ngại ngùng, tâm lý thoải mái hơn. Tư thế phổ biến của nam là nằm ngửa, 2 tay ôm gối, có thể dùng khăn sạch che phủ cơ quan sinh dục.
Đầu tiên bác sĩ sẽ quan sát bằng mắt, dùng tay sơ khu vực quanh hậu môn. Sau khi tìm hiểu tình trạng, mức độ của bệnh nứt hậu môn, sa trực trang bác sĩ sẽ đưa ngón tay trỏ vòa bên trong để kiểm tra tình hình bên trong hậu môn.
Sau khi khám kĩ, bác sĩ sẽ biết được tình trạng cụ thể của bênh, từ đó tư vấn và đưa ra cho người bện phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, bệnh trĩ nhẹ thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dung một số bài thuốc uống, bôi, xông… theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp trĩ nặng sẽ cần phải phải phẫu thuật.
Phẫu thuật trĩ tuy không phải là tiểu phẫu như một số người lầm tưởng. Nhưng với tiến bộ của khoa học thì việc điều trị bệnh trĩ có cũng không quá đau đớn và trầm trọng như nhiều người lo ngại. Người bệnh chỉ cần nằm nghỉ vài tiếng trong thời gian người nhà nhận thuốc và nghe bác sĩ căn dặn là có thể đứng dậy về được.
Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ nên khám ngay, không nên để bệnh trở nặng sẽ gây khó khăn, phức tạp cho quá trình điều trị, chi phí và thời gian điều trị vì thế cũng tăng lên.