Lời khuyên cho người bệnh trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện ở gần vùng kín nên đa số mọi người đều e ngại, chủ quan, coi thường bệnh, khiến bệnh dần dần biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chuyên gia y tế khuyên những người có biểu hiện của trĩ nên đi khám ngay để tránh bệnh tái phát, biến chứng ra thành nhiều bệnh nguy hiểm khác và đặc biệt là giảm đáng kể chi phí điều trị.

Biểu hiện chính của bệnh trĩ là đau rát, ra máu khi đi đại tiện, sa búi trĩ, ngứa và sưng tấy vùng hậu môn. Do một số nguyên nhân như: đứng, ngồi lâu một chỗ, ít vận động, táo bón, tiêu chảy, thay đổi nội tiết của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ trước và sau khi sinh, tăng áp lực tĩnh mạch trĩ…

Lời khuyên cho người bệnh trĩ

Trĩ nội có 4 cấp độ, tùy vào mỗi cấp độ sẽ có cách điều trị và phòng chữa khác nhau.

Trĩ nội độ 1: Đây là giao đoạn “chớm” của bệnh trĩ, biểu hiện chính là đại tiện ra máu.

Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài nhưng có thể tự co lên.

Trĩ nội độ 3: Lúc này bệnh tình khá nghiêm trọng, búi trĩ sa hẳn ra ngoài mà không thể tự thụt vào, phải dùng tay để đẩy vào.

Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử kèm theo đó là dấu hiệu máu chảy nhiều tạo thành cục máu. Giai đoạn này làm suy giảm chức năng hậu môn, nghiêm trọng hơn là không thể tự chủ được.

Đối với trĩ nội độ 1,2 thì không cần phẫu thuật, bạn có thể áp dụng điều trị nội khoa theo chỉ định của Bác sỹ kết hợp chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, năng vận động, tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ, rau củ quả để nhuận tràng tránh táo bón. Bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Đối với trường hợp của bạn bị trĩ độ 3,4, búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài, giai đoạn này vô cùng khó chữa nếu không kiên trì bệnh có thể dễ tái phát.

Đầu tiên bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, ăn thật nhiều rau, chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn các đồ cay nóng để giảm tình trạng táo bón.

Năng vận động, đi lại, tránh ngồi lâu, đứng lâu một chỗ, ngồi xổm sẽ làm cho búi trĩ càng lòi ra, bệnh tình càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, kết hợp uống thuốc theo chỉ định của Bác sỹ. Sau một tháng, bạn không thấy bệnh thuyên giảm thì bạn nên đi đến các trung tâm để thực hiện kiểm tra lại, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh mà có thể áp dụng điều trị nội khoa, thủ thuật, phẫu thuật để có cách giải quyết tốt nhất phục hồi chức năng hậu môn, giảm tình trạng tái phát ở người bệnh.

Nếu bạn kiên trì kết hợp điều trị nội khoa sẽ an toàn, ít biến chứng, giảm tình trạng bệnh tái phát, giảm chi phí điều trị. Phương án cuối cùng là phẫu thuật, chi phí cao, nhanh, nhưng ngược lại tỷ lệ bệnh tái phát là cao do các yếu tố: cơ địa, thói quen ăn uống, độ tuổi, táo bón,…có thể thực hiện phẫu thuật nhiều lần thì bệnh mới khỏi hẳn.

Leave a Reply