Người bệnh trĩ có nên ăn rau muống

Rau muống là loại rau dân dã, thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Trong những ngày nắng nóng, cơm có canh rau muống giúp chúng ta dễ ăn hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian có một số trường hợp kiêng ăn rau muống, thường là những người đang bị vết thương sưng tấy, chảy máy, mưng mủ… Và, người bệnh trĩ có nên ăn rau muống hay không cũng là điều được rất nhiều người bệnh quan tâm. Câu hỏi này sẽ được giải đáp dưới đây.

Theo y học cổ truyền rau muống có vị ngọt, tính hàn (tuy nhiên, khi nấu chín thì tính hàn giảm xuống).

Rau muống có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, lương huyết, thông đại tiểu tiện, tiêu giải độc tố trong cơ thể.

Bên cạnh đó rau muống còn có rất nhiều tính năng khác như: giúp phòng ngừa và điều trị những triệu chứng bệnh như ợ chua, ngộ độc thức ăn, quai bị, zona, và đặc biệt là có thể dùng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên về các hậu môn – trực tràng, bệnh nhân mắc bệnh ở trĩ giai đoạn đầu có thể sử dụng rau muống trong chế độ ăn hàng ngày với liều lượng nhất định.

Người bệnh trĩ có nên ăn rau muống

Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng cây rau muống

Bài thuốc đắp

Sử dụng 1 nắm nhỏ rau muống, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó các bạn giã mịn ra và dùng đắp các búi trĩ ở hậu môn.

Cách này các tác dụng hỗ trợ làm hạn chế tình trạng búi trĩ sa giãn ra.

Bài thuốc uống

Dùng khoảng 150 gr rau muống, nhặt rửa sạch, để ráo, sau đó nấu với 1,5 lít nước. Chia thành các lần uống và dùng hết trong ngày.

Món ăn bài thuốc 1

Hầm 100 gr lòng lợn với 200 gr rau muống và chia thành 2 phần, ăn trong ngày.

Dùng liên tục trong 10 ngày sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, khi mới phát.

Món ăn bài thuốc 2

Dùng 100 gr rau muống, làm sạch sau đó ninh nhừ, gạn lấy nước. Cho 120 gr đường trắng vào và tiếp tục nấu cho đến khi thấy hỗn hợp trong nồi sánh lại như kẹo mạch nha thì dừng.

Chia thành 2 lần và uống trong ngày

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, rau muống còn có nhiều tác dụng khác như:

+ Thanh nhiệt, táo bón, khó đại tiện: Dùng 100 gr rau muống + 500 gr mã thầy sắc lên và uống hết nước trong ngày.

+ Cầm máu: Lấy khoảng 150 gr rau muống, hoa cúc 12 gr cho vào ấm đun sôi trong vòng 20 phút. Để đến khi nước nguội, mang đi lọc để lấy nước (Có thể cho thêm ít đường vào khuấy đều lên cho dễ uống). Sử dụng nước này uống hết trong ngày.

+ Điều trị kiết lỵ: Cho khoảng 400 gr cọng rau muống tươi, 20 gr vỏ quýt khô nấu với 1 lít nước và đun lửa nhỏ. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng 500 ml nước thì tắt bếp, dùng nước này uống hết trong ngày.

+ Đại tiện ra máu: Lấy nước ép rau muống pha với mật ong và sử dụng 1 – 2 lần/ ngày là khỏi.

Từ những chia sẻ trên đây người bệnh trĩ có thể sử dụng rau muống trong bữa ăn thường ngày. Bên cạnh đó các bạn có thể kết hợp với việc sử dụng đa dạng các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao cũng rất tốt cho người bệnh trĩ. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và luyện tập một cách khoa học.

Lưu ý: Việc sử dụng rau muống trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ chỉ áp dụng với bệnh trĩ nhẹ, khi mới bắt đầu và hiệu quả còn tùy thuộc ở quyết tâm và cơ địa của mỗi người.

Ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới xuất hiện và chưa gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh nên việc ăn uống và điều trị sẽ dễ dàng hơn. Các chuyên gia sức khỏa cũng khuyến cáo khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh trĩ như: búi trĩ bị sưng phồng sa ra bên ngoài, hậu môn bị chảy máu (từng giọt hoặc thành tia), viêm nhiễm… thì người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn – trực tàng và áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại thì mới có thể điều trị được dứt điểm bệnh trĩ.