Những xét nghiệm trước khi phẫu thuật trĩ
Hiện nay bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người thì 6 – 7 người mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ thường xảy ra ở dân văn phòng, công nhân lao động, người già, phụ nữ mang thai do thói quen ăn uống, táo bón kinh niên, đứng ngồi lâu, mang vác các vật nặng làm giãn các tĩnh mạch trĩ ở trực tràng tạo thành búi trĩ. Vì bệnh ở gần vùng kín nên mọi người thường có tâm lý chủ quan, thường xuyên ăn các đồ cay nóng, táo bón dẫn đến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.
Tùy vào tình trạng bệnh có thể thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau như: thủ thuật,điều trị nội khoa, phẫu thuật để đảm bảo chức năng hậu môn hoạt động bình thường trở lại và giảm tình trạng tái phát nhiều lần. Khi bệnh ở cấp độ nặng, búi trĩ sa hẳn ra ngoài, không thể tự thụt lên được sau khi đi đại tiện, có biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, dấu hiệu nứt kẽ hậu môn, áp xe cạnh hậu môn gây đau thì phương pháp cuối cùng là thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Xét nghiệm là bước đầu tiên và không thể thiếu trước khi thực hiện phẫu thuật trĩ. Sau đây là các xét nghiệm căn bản trước khi thực hiện phẫu thuật trĩ:
1. Xét nghiệm nước tiểu: để xác định chức năng thận có bình thường không, có bị viêm nhiễm trên niệu đạo hay không, bảo đảm chức năng thận không bị ảnh hưởng sau tiểu phẫu.
2. Điện tâm đồ: những người trẻ tuổi có tiền sử về các bệnh tim mạch và những bệnh nhân trung niên cần tiến hành điện tâm đồ để phòng ngừa các kích thích có hại nên tim mạch.
3.Xét nghiệm phân: kiểm tra tình trạng của phân và của kí sinh trùng, để chẩn đoán xem người bệnh còn mắc bệnh gì khác ngoài trĩ không.
4. Xét nghiệm gan: tăng cường bảo vệ người bệnh nhằm tránh các bệnh viêm gan.
5.Xét nghiệm tiểu đường: những người có dấu hiệu tiểu đường cần tiến hành các xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân bệnh tiểu đường, tránh trường hợp miệng vết thương không lành sau tiểu phẫu.
6.Xét nghiệm máu: thông qua việc xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu để kiểm tra tình trạng cơ năng của cơ thể. Thông qua xét nghiệm máu để xác định xem tiểu phẫu có tiến hành bình thường được hay không và phán đoán các biến chứng sau tiểu phẫu.
Sau khi thực hiện xét nghiệm, các Bác sỹ sẽ sắp xếp thời gian để phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Sau phẫu thuật cần hạn chế đi lại trong một thời gian để vùng hậu môn được trở lại bình thường và chú ý tuân thủ thói quen ăn uống hợp lý, rèn luyện đi đại tiện mỗi ngày để tránh táo bón, giảm nguy cơ tái phát bệnh.