Phòng ngừa đại tiện khó

Đại tiện khó là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh hậu môn – trực tràng như: bệnh trĩ, rò hậu môn, polyp hậu môn, áp-xe quanh hậu môn.  Đại tiện khó cũng có thể do táo bón.

Triệu chứng đại tiện khó

– Phân ít, khó đi, phải dùng lực nhiều khi đi ngoài.

– Số lần đi đại tiện ít, thường 3 – 4 ngày mới đi một lần.

– Trực tràng có cảm giác sưng.

– Cảm giác đi đại tiện không hết phân.

Phòng ngừa đại tiện khó

– Hình thành thói quen đi đại tiện thường xuyên

Thời gian đi đại tiện tốt nhất là vào buổi sáng. Người đại tiện khó nên tập thói quen đi đại tiện thường xuyên vào giờ nhất định, ngay cả khi không có dấu hiện muốn đi. Hình thành phản xạ có điều kiện cho việc này.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người đại tiện khó nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu chất sơ như mướp, xu hào, các loại rau củ quả. Sử dụng nhiều các thực phẩm nhuận tràng như: chuối, đu đủ, khoai lang, rau mùng tơi. Các thực phẩm này sẽ giúp kích thích và thúc đẩy nhu động đường ruột.

Bình thường nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như bột mì thô, gạo nâu, ngô, cần tây, tỏi tây, rau bina, các loại trái cây để bổ sung chất xơ, kích thích và thúc.

Phòng ngừa đại tiện khó

Uống nhiều nước

Nên chủ động uống đủ lượng nước mỗi ngày (khỏng 2 lít), uống ngay các khi không khát. Vào buổi sáng có thể uống một cốc nước ấm pha với một thìa mật ong, để tăng cường nhu động của đường ruột, thúc đẩy việc đi đại tiện.

– Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao

Không nên đứng, ngồi lâu một chỗ; nếu do đặc thù công việc thì cũng không nên ngồi lâu quá một tiếng mà không đứng lên, vận động trong vài phút. Với người lớn tuổi, đi lại khó khăn thì cũng nên thường xuyên mát xa vùng bụng bằng tay để kích thích nhu động ruột.

– Giữ tâm lý lạc quan

Tâm lý nóng giận, bực bội có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật, khiến cho việc đại tiện càng trở nên khó khăn. Người bệnh nên giữ tâm lý lạc quan vui vẻ, hợp tác với các chuyên gia, bác sĩ trong quá trình điều trị.

Leave a Reply