Phòng ngừa táo bón ở trẻ
Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ, áp-xe, rò hậu môn. Phòng ngừa táo bón ở trẻ là phương pháp tích cực để phong ngừa các bệnh hậu môn – trực tràng kể trên.
Trẻ em thường bị táo bón vào 3 thời điểm:
– Trẻ bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền
– Suốt thời gian tập ngồi bô, bồn cầu
– Sau khi bắt đầu đi học
Biết được những nguyên nhân này phụ huynh sẽ chủ động hơn trong phòng ngừa táo bón cho trẻ.
Các chuyên gia, bác sĩ Phòng khám Kiên Thành đưa ra một số lời khuyên nhằm phòng ngừa táo bón ở trẻ, đặc biệt là ở những thời điểm nhạy cảm này.
– Khi bé tập ngôi bô, bàn cầu, cha mẹ cần chú ý tạm thời “giãn” ra, không nên quá quan trọng việc “rèn luyện” cho trẻ nếu trẻ không thích vị trí mới mẻ này. Hãy khuyến khích bé một cách nhẹ nhàng, tích cực, ngay khi bé muốn đi tiêu.
– Cần đảm bảo có “chỗ tựa vững chắc” cho đôi bàn chân của bé, đặc biệt là khi dùng chung bồn cầu với người lớn. Chỗ đặt chân rất quan trọng vì nó giúp trẻ cảm thấy vững chắc, có thể yên tâm rặn. Đối với trẻ em, nên chọn một thời điểm ngồi cầu nhất định ngày này qua ngày khác, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích tăng nhu động của ruột.
– Khi bé đến tuổi đi học, cần tiếp tục theo dỏi việc đại tiện của trẻ. Cha mẹ nên theo dõi bé đi tiêu như thế nào. Hỏi bé xem có gặp khó khăn khi đi ngoài không.
Táo bón là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chuyển thành nhiều bệnh hậu môn – trực tràng nguy hiểm khác như: nứt kẽ hậu môn, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, polyp hậu môn… Khi trẻ có bị táo bón, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý chữa trị cho trẻ. Không nên để lâu, thành mãn tính, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn, kéo theo nhiều hệ lụy khác.