Phụ nữ mang thai thường bị trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là trĩ nội và trĩ ngoại cùng xuất hiện trên một bệnh nhân. Bất kì hai cũng có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên theo các chuyên gia về bệnh hậu môn – trực tràng thì tỷ lệ mắc bệnh trĩ hỗn hợp ở nữ giới, đặc biệt là trong giai đoạn thai kì thường cao hơn hẳn.
Nguyên nhân phụ nữ mang thai thường bị trĩ hỗn hợp
– Trong thời gian mang thai phụ nữ thường dễ bị táo bón, áp lực lên vùng chậu tăng, dẫn tới tăng nguy cơ bị trĩ.
– Đối với những phụ nữ chuẩn bị bước vào thời kì mãn kinh các cơ toàn thân bị giãn và trở nên yếu hơn. Các cơ vùng hậu môn như: cơ vòng, cơ thắt, cơ trực tràng cũng yếu, hoạt động co thắt kém.
Biện pháp đề phòng và điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ không quá khó để chữa trị, trừ trường hợp quá nặng. Khi xuất hiện nguy cơ bị trĩ: táo bón, hoặc có những biểu hiện như: đi ngoài ra máu, cảm giác như có cục thịt thừa ở hậu môn… thì nên đi khám sớm để phát hiện, chẩn đoán đúng và có phương pháp chữa trị kịp thời.
Tùy theo bệnh nặng, hay nhẹ mà người bệnh được chỉ định điều trị bằng Tây y hoặc Đông y. Với nhiều trường hợp trĩ nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, kết hợp với vận động nhẹ nhàng cũng có thể từ từ đẩy lùi được bệnh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều quảng cáo vô trách nhiệm kiểu: chữa trĩ không đau, chữa trĩ bằng cảm ứng… Chị em không nên tin theo.
Trên thực tế, trĩ có thể nhầm với một số bệnh hậu môn trực tràng khác. Trong nhiều trường hợp nặng, phẫu thuật trĩ là một phẫu thuật lớn – ngang với phẫu thuật dạ dày. Và các phương pháp chữa trĩ nếu không ít nhiều đều đau (Tây Y) thì cũng cần nhiều thời gian chạy chữa (Đông Y).
Người bệnh trĩ, nhất là chị em phụ nữ trong thai kì, sau sinh nếu thấy có biểu hiện của bệnh trĩ thì nên đi khám tại các cơ sở y tế lớn hoặc phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và khám chữa bệnh trĩ hiệu quả. Không nên tự ý uống thuốc và chữa mà không có tư vấn, chỉ định của bác sĩ.