Tác nhân dẫn đến lòi dom
Lòi dom là một tên gọi khác của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị lòi dom lại rất ít được biết đến. Trong bài viết này sẽ giải đáp một phần những thắc mắc, nhằm giúp bạn có thêm thông tin về bệnh lòi dom.
Lòi dom là gì
Lòi dom là hiện tượng một vùng hoặc toàn bộ niêm mạc trực tràng lòi ra ngoài hậu môn. Có thể hiểu, bệnh trĩ ở mức độ nặng và búi trĩ bị sa ra ngoài thì đó là lòi dom. Bệnh lòi dom này thường gặp nhất ở các người còi xương, bị táo bón, kiết lị lâu ngày hoặc mắc trĩ nặng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lòi dom
Theo các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – trực tràng bệnh lòi dom thường bắt nguồn từ những tác nhân sau:
– Do hậu môn bị tăng áp lực làm cho trực tràng bị đẩy ra ngoài: Hậu môn trực tràng bị tăng áp lực là do táo bón, kiết lị kéo dài, rặn mạnh khi đi tiêu, do phụ nữ mang thai (thai nhi chèn ép lên hậu môn trực tràng), những người đứng hoặc ngồi nhiều, ít vận động trong thời gian dài… là các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn.
– Do trĩ nội bị sa ra ngoài quá mức mà không co được vào trong.
– Do búi trĩ ngoại phình to và bị viêm nhiễm, lở loét.
Triệu chứng của lòi dom
Khi bị lòi dom, người bệnh thường có một số biểu hiện của bệnh trĩ ngoại như sau:
– Lúc đầu người bệnh sẽ đi đại tiện ra máu đỏ tươi. Máu có thể ít hoặc nhiều.
– Trong lúc đại tiện, bạn có thể thấy một búi ruột lòi ra ở hậu môn, nhưng sau khi chất thải ra ngoài thì búi ruột này lại tự động co lên hoặc phải dùng tay ấn thì búi ruột mới tụt vào trong được.
– Dần dần, búi ruột sa hẳn ra ngoài.
– Người bệnh cảm thấy đau đớn khi đi lại, ngồi hoặc khi đi đại tiện, hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt.
Khi có những triệu trứng của lòi dom, bệnh trĩ, người bệnh nên đến những cơ sở y tế chuyên về Hậu môn – trực tràng để được khám chữa, tư vấn và điều trị kịp thời.