Táo bón và nứt kẽ hậu môn

Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh hậu môn – trực tràng trong đó có bệnh nứt kẽ hậu môn.

Táo bón khiến phân khô cứng, gây khó khăn cho việc đi ngoài. Khi dùng sức để rặn những cơ vòng hậu môn sẽ chịu áp lực lớn và căng đột ngột gây nên hiện tượng nứt kẽ hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn không chỉ gây đau mà còn gây chảy máu kéo dài, kèm theo đó là chứng đau âm ỉ, thậm chí các vết nứt ngày càng rộng do táo bón không khỏi.

Táo bón và nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn được chia làm 4 dạng:

– Nứt mới

– Nứt cũ

– Nứt non

– Nứt già

Nứt kẽ hậu môn là một trong những căn bệnh Hậu môn – trực tràng khá phổ biến và rất hay tái phát. Việc điều trị nứt kẽ hậu môn cần phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà ra.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do táo bó thì việc điều trị bệnh cần phải kiên trì kết hợp với sử dụng các thực phẩm nhuận tràng, nhiều chất xơ,uống nhiều nước để hệ tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời người bệnh phải tránh sử dụng những đồ ăn khô, cay nóng, gây nóng trong. Bên cạnh đó người bệnh cũng được khuyên cần chú ý đến vận động, tập luyện hàng ngày. Người mắc nứt kẽ hậu môn có thể vận động tay chân, áp dụng một số bài massage bụng theo chiều kim đồng hồ giúp tiêu hóa tốt hơn.

Người bệnh cũng có thể dùng một số thuốc nếu cần thiết như men tiêu hóa, thuốc làm mềm phân, thuốc xổ để cải thiện tình trạng táo bón.

Nếu các bài tập và chế độ ăn uống nếu trên vẫn không có tác dụng đối với nó thì người bệnh nên xem xét đến giải pháp phẫu thuật điều trị dứt điểm nứt kẽ hậu môn.

Theo các chuyên gia, bác sĩ: ngay khi có những biểu hiện của nứt kẽ hậu môn như: đau, rát, chảy máu ở khu vực hậu môn, hoặc táo bón tới ngày thứ 3, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên nghành để được khám  và tư vấn đầy đủ.

Người bệnh không nên tự chữa, tự uống thuốc mà không có sự chỉ định, hướng dẫn chi tiết của bác sĩ. Có thể khiến bệnh không khỏi mà còn trầm trọng thêm, khiến cho việc điều trị trở nên mất thời gian và khó khăn hơn.

Leave a Reply