Tránh nhầm sa trực tràng với bệnh trĩ

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sa trực tràng và bệnh trĩ. Bài viết này sẽ giúp bạn có được kiến thức cơ bản để phân biệt được sa trực tràng và bệnh trĩ.

Thế nào là sa trực tràng?

Sa trực tràng hay còn gọi là sa hậu môn, là một loại bệnh do niêm mạc ống hậu môn trực tràng, thậm chí đại tràng sigma hoặc toàn bộ thành trực tràng bong ra và sa xuống trong trực tràng hoặc sa ra ngoài hậu môn.

Tránh nhầm sa trực tràng với bệnh trĩ

Biểu hiện của bệnh sa trực tràng là toàn bộ thành trực tràng lộn lại, sa ra ngoài hâu môn, độ dài đoạn sa khoảng 5-10 cm. Nghĩa là niêm mạc trực tràng dưới và tổ chức dưới niêm mạc, da hậu môn sa ra ngoài hậu môn, đoạn sa ra ngoài có chiều dài không quá 5 cm. Khi này người bệnh sẽ thấy cục u sa ra ngoài hậu môn dạng xoắn ốc ở mức độ nhất định, có màu đỏ, sờ vào thấy cứng.

Mức độ phát triển của sa trực tràng

+ Sa trực tràng độ 1 (sa không hoàn toàn): Chỉ có niêm mạc trực tràng sa ra ngoài, là một loại sa trực tràng không hoàn toàn. Biểu hiện chủ yếu là khi đại tiện hoặc khi tăng áp lực ổ bụng, niêm mạc trực tràng bong ra và sa ra ngoài hậu môn. Độ dài đoạn xa khoảng 3 cm.

+ Sa trực tràng độ 2 (sa hoàn toàn): Toàn bộ thành trực tràng sa ra ngoài, còn ống hậu môn thì không, thuộc loại sa hoàn toàn. Biểu hiện chủ yếu là khi đại tiện, thành trực tràng lộn lại và sa ra ngoài, độ dài đoạn sa khoảng 4-8 cm, người bệh cần phải dùng tay đẩy vào. Niêm mạc trực tràng bị dồn máu, gây phù nề, loét thường xuất hiện một ít máu tươi và dịch niêm mạc.

+ Sa trực tràng độ 3 (sa cấp độ nặng): Toàn bộ ống hậu môn trực tràng, thậm chí cả đoạn dưới đại tràng sigma cũng sa ra ngoài. Khi đại tiện, ống hậu môn trực tràng và một phần đại tràng sigma lộn lại , sa ra ngoài, độ dài đoạn sa khoảng trên 9 cm. Mặt khác, khi người bện ho, hắt hơi, đi lại nhiều, ngồi lâu, trực tràng đều sa ra ngoài, hoàn toàng không thể tự co vào trong.

Nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng

– Gia tăng áp lực ổ bụng: các yếu tố làm gia tăng áp lực ổ bụng là đứng lâu, rặn gắng sức khi đi cầu trong tư thế ngồi xổm, táo bón kéo dài, sanh đẻ nhiều lần, hẹp niệu đạo, ho kéo dài…

– Yếu kém cơ vòng hậu môn và cơ vùng chậu: do bệnh lý về não và tuỷ sống, sang chấn não và tuỷ sống, phẫu thuật vùng hậu môn, sang chấn sản khoa, suy dinh dưỡng, tâm thần…Ở trẻ em, sa trực tràng thường kèm theo các bất thường bẩm sinh ở vùng chậu, xương thiêng và xương chậu mất độ cong và thẳng đứng, đại tràng chậu hông dài và di động nhiều, suy yếu sàn chậu do suy dinh dưỡng và tình trạng gia tăng áp lực do táo bón…

Tránh nhầm sa trực tràng với bệnh trĩ

Sa trực tràng là bệnh hoàn toàn khác với bệnh lý sa trĩ mà ta thường gặp. Về triệu chứng, khối sa của trĩ thường ngắn và có từng búi không đều, khối trĩ sa có thể tiết dịch nhầy hay chảy máu. Nếu sai lầm trong chẩn đoán, chỉ định điều trị sẽ sai về phương pháp và gây nhiều hậu quả, vì hai bệnh hoàn toàn khác nhau.

Leave a Reply