Tự điều trị trị bệnh trĩ có rủi ro gì ?

Nhiều người lựa chọn phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà. Liệu phương pháp này có thực sự an toàn và liệu rằng tự chữa bệnh trĩ có gặp phải rủỉ ro nào không.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bệnh trĩ có 4 cấp độ.

Cấp độ 1 và 2 được xem là nhẹ, người bệnh thường có các triệu chứng chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Cấp độ 3 và 4 được xem là nặng, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.Tự chữa bệnh trĩ có rủi ro gì ?

Trong trường hợp bị trĩ nhẹ, có thể dùng thuốc để trị. Có 2 loại thuốc dùng trị trĩ: Thuốc viên dùng uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ dùng bôi hoặc thuốc đạn đặt vào trong hậu môn.

Cần lưu ý, điều trị bệnh trĩ tốt nhất nên có sự thăm khám, chẩn đoán và theo dõi của bác sĩ. Đặc biệt, có khi bác sĩ phải thực hiện phương pháp ngoại khoa như đã nêu ở trên là phương pháp triệt để trị dứt bệnh khi búi trĩ quá lớn, có kèm sa trực tràng hoặc bệnh kéo dài quá lâu.

Ta cũng nên lưu ý có một biến chứng thường thấy ở bệnh trĩ là chảy máu hậu môn. Song, chảy máu khi đi cầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng. Vì thế, người bệnh rất cần đi khám để bác sĩ định bệnh chắc chắn và cho hướng điều trị đúng đắn.

Người bệnh không nên tìm cách tự điều trị trị khi không biết tình trạng bệnh như thế nào. Người bệnh cũng không nên tìm đến nơi chữa trĩ gọi là “gia truyền” không có phép của ngành y tế mà tiền mất tật mang, thậm chí tổn thương nặng cả vùng hậu môn – trực tràng do chữa trị không đúng cách.

Bệnh trĩ có thể xảy ra nếu thường xuyên bị táo bón, ít vận động và thành tĩnh mạch bị suy yếu. Do đó, có thể phòng được bệnh trĩ bằng cách vận động nhiều hơn (siêng năng tập thể dục thể thao), có chế độ ăn uống nhiều chất xơ (rau quả cung cấp các chất làm bền chắc thành tĩnh mạch), uống nhiều nước, tập thói quen đi đại tiện hằng ngày.

Leave a Reply