Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh hậu môn – trực tràng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thực chất là những vết loét tại nếp nhăn hậu môn. Nó tạo thành hình bình hành với ống hậu môn. Chiều dài vết nứt thường từ 0,5 cm – 1 cm, có dạng hình oval hoặc hình thoi, vết nứt thường khó khép lại.

Bệnh nứt kẽ hậu môn dẫn tới việc đi ngoài khó khăn, chảy máu tại các vết nứt bị viêm loét, khiến cho người bệnh đau nhức.

Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở mọi đối tượng: từ trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi, thường gặp nhất ở người có tuổi.

Có nhiều nguyên nhân khiến hình thành các vết nứt: do táo bón, bệnh trực tràng (trĩ, bệnh Crohn, tổn thương do viêm đại trực tràng, táo bón… Trong đó táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây Nứt ẽ hậu môn. Nhưng khối phân to và cứng, trong quá trình rặn khiến cho hậu môn phải chịu áp lực lớn, tạo nên vết nứt, sưng, loét… tạo thành nét kẽ hậu môn).

Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn

Nhiều người có lẽ bị nhầm lẫn giữa nứt kẽ hậu môn với trĩ nội nhưng thực tế nó có điểm khác biệt. Sau đây là những biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn:

– Đại tiện ra máu: có lẫn máu trong phân, nhưng ở giai đoạn đầu máu rất ít, chỉ bám trên giấy vệ sinh, giai đoạn sau nặng hơn mới có máu lẫn trong phân.

– Đau: bệnh nhân nứt kẽ hậu môn thường phải đối mặt với những cơn đau quặn ở hậu môn, cơn đau có khi kéo dài cả tiếng. Ngoài đại tiện thì thói quen ngồi xổm quá lâu, áp lực ổ bụng tăng cao đột ngột như hắt hơi cũng khiến bạn bị đau nhói hậu môn.

– Mệt mỏi: những cơn đau quặn kéo dài, chảy máu gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, tâm lý mặc cảm, căng thẳng và áp lực do mắc nứt kẽ hậu môn cũng đều ảnh hưởng làm tinh thần suy nhược. Đa phần bệnh nhân nứt kẽ hậu môn chán ăn hoặc không muốn ăn nhiều vì rất sợ đi đại tiện nên cơ thể thiếu chất, mệt mỏi. Riêng chị em phụ nữ sẽ bị tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, đau bụng.

– Ngứa hậu môn: Vết nứt hậu môn bị loét, dịch mủ chảy ra hoặc đó là dịch của búi trĩ sa xuống khiến hậu môn luôn ẩm ướt, người bệnh cảm thấy khó chịu, da vùng hậu môn bị kích ứng và gây hiện tượng ngứa.

Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn

– Bổ sung chất xơ: có nhiều trong mướp, su hào…

– Sử dụng các thực phẩm nhuận tràng: đu đủ, chuối, khoai lang…

– Vận động nhẹ nhàng kết hợp với mát – xa vùng bụng để tăng nhu động ruột.

– Duy trì thói quen đại tiện đều đặn.

– Giữ vệ sinh hậu môn sau khi đại tiện: sử dụng nước ấm để ngâm rửa hậu môn.

Leave a Reply