Phòng xa, trị sớm bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu, nhưng hầu hết bệnh nhân trĩ chỉ đến bác sỹ khi bệnh đã trở nặng và cấp tính. Lúc này, giải pháp bắt buộc là phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Tuy nhiên, theo các bác sỹ, việc phẫu thuật cắt bỏ trĩ có đạt hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tình trạng bệnh, phương pháp và tay nghề của bác sỹ. Hầu hết các bệnh nhân đều nghĩ, khi phẫu thuật cắt trĩ, búi trĩ sẽ không “mọc” lại nữa. Trên thực tế, tái phát vẫn xảy ra theo một tỉ lệ nhất định.

Ở giai đoạn nhẹ (giai đoạn 1 và 2), khi búi trĩ còn nhỏ thì giải pháp tốt cho  người bệnh là điều trị nội khoa. Bệnh nhân được điều trị bằng dùng thuốc kết hợp với sử dụng thực phẩm chức năng , chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Tới giai đoạn nặng (giai đoạn 4), búi trĩ sa ra ngoài, không tự thụt lên được mà phải dùng tay ấn vào, có các biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn gây đau đớn và nguy hiểm thì bác sỹ buộc phải phẫu thuật để giải quyết nhanh tình trạng bệnh và các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị sớm bệnh trĩ

Khoa học ngày càng tiến bộ đem đến nhiều thủ thuật và phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ. Các bác sỹ có thể gây tê tại chỗ rồi cắt bỏ búi trĩ, thắt búi trĩ nhằm cắt đứt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ, dùng tia laser để đốt cháy mô trĩ, chích chất làm xơ hóa búi trĩ…

Phẫu thuật là giải pháp bắt buộc khi tình trạng bệnh trĩ ở cấp độ nặng kèm theo những biến chứng cấp tính. Tuy nhiên, sau khi cắt, nếu bạn ăn uống thiếu chất xơ dẫn đến táo bón, vệ sinh vùng sinh môn không tốt và không có giải pháp gia tăng sức khỏe tĩnh mạch thì bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Để tránh tái phát, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống. Nên ăn nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh, hạn chế ăn đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu và nên dừng uống bia, rượu.

Tránh đứng lâu và nâng vật nặng vì cả hai trạng thái  này đều làm tăng sự căng thẳng lên niêm mạc trực tràng, có thể dẫn đến tái phát bệnh.
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hỗ trợ việc tiêu hóa dễ dàng hơn.

Nếu công việc của bạn đòi hỏi ngồi nhiều, hãy đứng dậy thường xuyên nhằm giảm bớt áp lực lên vùng trực tràng.

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… làm tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng, giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.

Leave a Reply