Trĩ – Bệnh “khó nói” của dân văn phòng
Người xưa có câu: “thập nhân cửu trĩ”, nghĩa là cứ 10 người thì 9 người bị trĩ. Trên thực tế trĩ là một bệnh lý thường thấy ở các bệnh liên quan tới hậu môn – trực tràng và có tỷ lệ phát bệnh cao.
Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 35 – 50 dân số mắc bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh tăng cao ở những người trẻ tuổi, phụ nữ mang thai và những người làm việc văn phòng, phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
Bệnh Trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp; nếu không điều trị dứt điểm sẽ kéo theo các chứng bệnh về gan, thận, đại trạng; rò, áp-xe, polyp, nứt kẽ hậu môn…
Biểu hiện bệnh trĩ
Bệnh trĩ có các biểu hiện thường gặp sau:
– Đại tiện ra máu: lúc ra nhỏ giọt, lúc ra thành tia. Đây là biể hiện thường gặp và xuất hiện sớm ở bệnh trĩ, lượng máu càng về sau càng nhiều dù người bệnh không thấy đâu hay khó chịu. Nhưng việc mất máu nhiều và thường xuyên sẽ dẫn tới choáng váng, hơi thở ngắn, duối sức ở người bệnh.
– Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: Cơn đau càng tăng khi có biến chứng sưng, viêm hoặc tắc mạch búi trĩ.
– Sưng nề vùng hậu môn.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ, đáng kể là: đứng, ngồi lâu một chỗ, ít vận động, điều này thường gặp ở những người làm việc văn phòng, liên quan tới máy tính, phụ nữ mang bầu và cho con bú.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều rượu bia, gia vị cay nóng (ớt, hạt tiêu) cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thức ăn và gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu…
– Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn sự hình thành và phát triển của bệnh trĩ như: táo bón, thường xuyên nhịn đi ngoài, lão hóa, sinh hoạt vợ chồng (giao hợp) không đúng kiểu.
Điều trị bệnh trĩ
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Kiên (Phòng khám Kiên Thành – chuyên trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng) cho biết:Bệnh trĩ không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, nhưng gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.
Cũng theo bác sĩ Kiên: “Người bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại, không chịu khám khi có những biể hiện của trĩ. Thường đến khi không chịu nổi các cơn đau hành hạ mới tìm tới bác sĩ, khi đó bệnh thường nặng, việc khám chữa và điều trị dứt điểm gặp nhiều khó khăn và mất thời gian hơn.”.
Theo các chuyên gia, để chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ cần loại bỏ những điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành và phát triển, như: thường xuyên vận động, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích và đồ ăn cay nóng; uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ (có nhiều trong rau củ quả), luyện thói quen đi đại tiện mỗi ngày; điều trị dứt điểm các bệnh viêm phế quản, dãn phế quản, lỵ …
Người bệnh trĩ tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sau khi thăm khám có thể được chỉ định điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.
Điều trị nội khoa: là sử dụng thuốc, bao gồm thuốc uống, thuôi bôi, vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước ấm, sau khi đại tiện.
Điều trị bằng ngoại khoa (phẫu thuật): Sử dụng khi bệnh nặng, với rất nhiều phương pháp như: Kỹ thuật Tiêm xơ kết hợp với Thắt trĩ, Phương pháp Khâu treo trĩ, Thắt trĩ bằng vòng cao su… Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.
Phòng tránh bệnh trĩ
Theo bác sĩ Kiên: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ai cũng có nguy cơ bị trĩ, vì vậy nên chủ động thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, buổi sáng có thể uống các loại nước đậu lành hoặc đậu tương để đi đại tiện thuận lợi hơn.
Những người làm việc văn phòng, sử dụng máy tính tính nhiều nên thường xuyên vận động. Thường xuyên làm vận động hóp hậu môn cũng có tác dụng phòng tránh bệnh.
Thường xuyên đi đại tiện, mỗi ngày một lần, nếu bị táo bón thì không nên rặn quá mạnh khi đi vệ sinh. Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.
Giữ tình thần thoải mái, không nên căng thẳng bởi căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
Quan trọng nhất là khi có các biểu hiện của bệnh trĩ nên chủ động đi khám chữa và điều trị kịp thời tránh để lâu khiến bệnh trở nặng hoặc biến chứng khiến việc điều trị khó khăn hơn, đồng thời mất thời gian và tăng chi phí cho người bệnh.