Trị tận gốc bệnh trĩ thế nào?

Chị Nguyễn Như Mai (Lạc Trung, Hà Nội) điều trị bệnh trĩ khoảng 5 năm nay, đã đi phẫu thuật nhưng được một thời gian búi trĩ lại xuất hiện. Căn bệnh này khiến chị luôn bị ám ảnh.

Chi Mai là kế toán cho một công ty mỹ nghệ, công việc thường phải ngồi nhiều, chị lại hay nhận thêm sổ sách ở vài công ty khác về nhà làm, kiếm thêm. Cách đây khoảng 5 năm, chị sinh cháu thứ 2, sau đó bỗng dưng hậu môn của đau rát, đi đại tiện thường xuyên chảy máu.

Chị đi khám thì bác sỹ nói bị trĩ độ 2. Bác sỹ kê đơn thuốc và hướng dẫn mua thuốc tự chữa ở nhà.

“Hàng tối, trước khi đi ngủ, tôi rửa sạch hậu môn,  chuẩn bị một chậu nước ấm, pha chút muối, sau đó ngồi vào và ngâm trong khoảng vài phút. Sau đó, đi găng tay, lấy thuốc và bôi, ấn mạnh vào chỗ búi trĩ. Cứ như vậy một thời gian, tôi thấy đỡ nhưng sang tháng sau, mỗi khi đi cầu xong tôi lại bị rơm rớm máu. Mỗi lần đi đại tiện là tôi phát hãi.Tôi đã dùng thuốc nhiều lần nhưng không khỏi”. Chị Mai chia sẻ: “Tôi tìm hiểu và quyết định đi đến phòng khám Trung Quốc ở đường Giải phóng, Hà Nội để chữa trĩ không đau nhưng bệnh vẫn tái phát 1 năm sau đó”.

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ (bao gồm cả trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) là bệnh rất dễ tái phát nếu sau được điều trị dứt điểm không tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sỹ hoặc không có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp.

Bệnh trĩ nếu nhẹ có thể dùng thuốc, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, còn nếu trĩ năng (trĩ độ 3, độ 4) thì phải  phẫu thuật. Bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn búi trĩ hay các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu hậu môn.

Trị tận gốc bệnh trĩ thế nào?

Trị tận gốc bệnh trĩ thế nào ?

Bệnh trĩ nếu không trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh bằng cách làm giảm sự căng giãn tại tĩnh mạch trực tràng – hậu môn thì bệnh rất dễ tái phát sau khi dừng thuốc, hoặc không có chế độa ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Điều trị bệnh trĩ đòi hỏi phải chữa từ bên trong. Vì khi sức bền thành tĩnh mạch giảm sút, trong khi áp lực ổ bụng tăng cao, các đám rối tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết sẽ tạo thành búi trĩ.

Phẫu thuật chữa trĩ giải pháp bắt buộc khi để bệnh trĩ phát triển đến mức nghiêm trọng và vẫn có nguy cơ tái phát trở lại.

Để điều trị bệnh trĩ từ gốc, tránh tái phát, ngoài việc tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ trong giai đoạn hậu phẫu, điều tiết sinh hoạt, người bệnh có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa những tinh chất hữu dụng giúp nâng cao sức bền thành mạch, nhuận tràng và đặc biệt dứt điểm chứng táo bón, vì táo bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ.

Theo y học cổ truyền, diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Ngoài ra còn nhiều bài thuốc dân gian khác như: sử dụng lá vông, mè đen, bài thuốc chữa trĩ của người H’mông cũng đem lại hiệu quả.

Leave a Reply