Bị bệnh trĩ có nên tập thể dục ?
Hỏi: Cháu năm nay 22 tuổi, cách đây nửa tháng cháu phát hiện ra khi đi đại tiện xuất hiện một mẩu thịt khô nhô ra ngoài. Cháu có đi khám và được chẩn đoán là trĩ độ 1. Bác sĩ cũng tư vấn cho cháu là trĩ độ 1 thì không cần phải phẫu thuật chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học, hợp lý. Kết hợp với việc vận động thường xuyên…
Hiện tại ở trường cháu phải tham vài môn thể thao như: cầu lông, bóng bàn, bơi lội…? Cháu muốn hỏi Bệnh trĩ có nên tập thể dục ? Những môn thể thao và động tác nào thì tốt cho người bệnh trĩ.
Bạn Anh Tuấn thân mến!
Việc tập thể dục là rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào lứa tuổi, tình trạng bệnh lý mà có phương pháp tập luyện khác nhau.
Với những người mới phát hiện mắc bệnh trĩ như bạn khi chơi thể thao thì cần tránh các môn vận động mạnh, yêu cầu cường độ cao như: đá bóng, chơi tạ, chạy nước rút… Tránh các bài tập quá sức, yêu cầu nín thở, dồn trọng lực về vùng bụng. Vì lúc này cơ thể sẽ dồn trọng lực làm đẩy búi trĩ nòi ra và bệnh càng nặng hơn, có thể lên cấp độ 2 – 3 – 4 phải đi phẫu thuật.
Với một số môn thể thao ở trường mà không có lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ như: ném tạ, chạy nước rút… bạn nên tránh các bài tập trên và có thể xin giấy khám sức khỏe tại trung tâm để được miễn giảm và tập – kiểm tra trên một số môn thể thao khác nhẹ nhàng hơn.
Ngoài ra, để khắc phục và điều trị bệnh trĩ, bạn cần rèn luyện thói quen đi vệ sinh thường xuyên, ăn nhiều rau xanh, uống các đồ mát như: bột sắn dây, trà thanh nhiệt…Và đặc biệt giảm áp lực, căng thẳng trong thời gian này, ngủ nghỉ đúng giấc sẽ giúp mau chóng khỏi bệnh.
Bạn cũng có thể tham khảo một số bài tập “vận động hậu môn” sau đây. Các động tác này rất tốt cho những người phải ngồi làm việc lâu, ít vận động, trĩ nhẹ.
1. Thay vì rặn trong lúc đi, bạn có thể bấm huyệt ở giữa mũi và môi, thao tác này sẽ giúp dễ đi, giảm ảnh hưởng đến búi trĩ.
2. Khi đi tiểu cũng có thể tập bài tập co thắt hậu môn bằng cách đi tiểu theo từng ít một, mỗi lần ngừng là một lần co thắt hậu môn, cho đến khi hết nước tiểu.
3. Trước khi đi ngủ, tập hít thở thả lỏng cơ thể, hai chân duỗi ra, tay xoa bụng thay chiều kim đồng hồ, tập hít vào bụng phình ra, thở ra bụng thu vào, khoảng 10 – 20 lần mỗi ngày.
Đây là ba bài tập khá đơn giản nhưng hiệu quả, bạn có thể áp dụng mỗi ngày.
Chúc bạn mau lành bệnh.