Đi ngoài ra máu là bệnh gì ?

Em là Võ Bảng, 20 tuổi. Hiện tại em đang mắc chứng táo bón và những lần rặn mạnh là em bị ra máu đỏ tươi.

Em thật sự không biết làm thế nào, máu chảy nhỏ giọt (rất ít, cũng thỉng thoảng mới bị thế vì hầu hết là máu bám trên giấy vệ sinh).

 

Em cũng không cảm thấy biểu hiện đau, có lúc sờ thấy cục thịt lòi ra nhưng khi không đại tiện, không rặn mạnh em không thấy gì. Bác sĩ hãy cho em biết em cần làm gì khi đi ngoàira máu tươi ? Em làm việc văn phòng, vậy có phải em đang bị bệnh trĩ phải không?- (Võ Bảng, Quảng Bình).

Đi ngoài ra máu là bệnh gì

Chào bạn Võ Bảng!

Cảm ơn bạn đã tín nhiệm gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi, sau đây là những giải đáp cho thắc mắc của bạn.

Đi ngoài ra máu tươi là một trong những dấu hiệu bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, polyp trực tràng, viêm loét kết tràng, ung thư trực tràng, nứt kẽ hậu môn… tất cả những bệnh này đều đi ngoàira máu tươi, máy thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt.

Theo những mô tả của bạn thì chúng em có thể kết luận bạn bị đi ngoàira máu tươi là do mắc bệnh trĩ nội, tình trạng trĩ nội đang ở độ 2 – độ 3.

Bệnh trĩ hiện là căn bệnh đứng đầu trong những bệnh vùng hậu môn trực tràng và đúng theo bạn nói thì những người làm việc văn phòng, ngồi quá lâu sẽ rất dễ mắc bệnh trĩ. Búi trĩ hình thành và có thể lớn lên khi tình trạng bệnh thêm nặng. Chỉ có đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp (nội khoa, làm thủ thuật hay cắt trĩ) thì bệnh trĩ mới khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ và hiện tượng đi ngoàira máu tươi là do bị táo bón nặng, lâu ngày, do ngồi quá lâu, do ăn nhiều đồ cay nóng và ở phụ nữ mang thai thì bệnh trĩ xuất hiện do thai nhi làm tăng áp lực các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng.

Khi đi ngoàira máu tươi tốt nhất người bệnh cần điều chỉnh về chế độ ăn uống để đường tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hình thành những thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày:

– Uống nhiều nước là cách giúp phân mềm, dễ đại tiện, tránh táo bón.

– Ăn nhiều rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ, nhuận tràng: rau rền, rau đay, mồng tơi, cam, bưởi, chuối, khoai lang…Ngũ cốc nguyên hạt cũng là thực phẩm rất tốt.

– Ăn nhiều thực phẩm chứa chất sắt để bổ sung lượng sắt thiếu hụt.

– Không ăn đồ cay nóng, bia rượu, cà phê.

– Nên có thói quen đi ngoàivào một giờ trong ngày, đi ngoàichú ý không rặn mạnh.

– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

– Tuyệt đối không quan hệ đường hậu môn.

– Thường xuyên vận động cơ thể, tránh khuân vác nặng, ngồi quá lâu một chỗ.

Đi khám tại các chuyên khoa tiêu hóa, hậu môn trực tràng bác sĩ sẽ giúp bạn có kết luận chính xác, tốt nhất bạn nên đi khám để điều trị kịp thời. Bệnh trĩ để lâu tình trạng nặng nề và có thể gây ra tắc mạch, sa ghẹt búi trĩ, bội nhiễm… gây khó khăn rất lớn cho người bệnh.

Leave a Reply