Cấu tạo và phương thức hoạt động của hậu môn
Bài viết sau chia sẻ với các bạn một số kiến thức cơ bản về cấu tạo của hậu môn cũng như cách thức hoạt động của bộ phận này.
Hậu môn là gì?
Hậu môn là một bộ phận của cơ thể, co chức năng tiêu hóa. Hậu môn là đoạn tiếp giáp của trực tràng và là phần cuối của hệ tiêu hóa, đảm nhận chức năng đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.
Cấu tạo của hậu môn
Hậu môn gồm các bộ phận:
– Ống hậu môn
Nằm ở phía dưới trực tràng, có độ dài 2 – 3 cm, không bị màng bụng che lấp, xung quanh có các cơ vòng trong và ngoài bao quanh. Nếu bình thường là các khía dọc thì khi đi đại tiện sẽ chuyển sang dạng ống. Lớp ngoài của ống hậu môn, phía trên là phần da có thể di chuyển được và phía dưới là phần da có dạng vẩy cứng.
– Van hậu môn
Do phần cuối cột trực tràng và niêm mạc trên ống hậu môn liên kết với nhau hình thành, có dạng nếp gấp hình bán nguyệt giữa phần cuối của 2 cột trực tràng.
– Hang hậu môn
Là những hốc nhỏ do van hậu môn và giữa những cột trực tràng tạo thành.
– Đầu vú hậu môn
Nằm ở phía dưới van hậu môn hoặc chỗ giao nhau giữa ống hậu môn và cột trực tràng. Thường có 2 – 6 hình tam giác, các núm có màu hơi vàng và lồi lên.
Cơ thắt trong, cơ thắt ngoài và cơ dọc của ống hậu môn có vai trò quan trọng giúp làm tăng tác dụng nâng và thắt ống hậu môn:
+ Cơ thắt trong
Thuộc hệ cơ trơn, chính là cơ vòng của thành ruột, đi liên tục từ trên xuống, đến hậu môn thì đầy lên, to ra để tạo nên cơ thắt trong góp phần đóng kín lỗ hậu môn và duy trì áp lực cao ở ống hậu môn cao hơn hẳn bóng trực tràng. Cơ này chi phối 70% áp lực hậu môn khi nghỉ ngơi.
+ Cơ thắt ngoài
Thuộc hệ cơ vân, có ba bó: bó dưới da, bó nông và bó sâu. Cơ thắt hậu môn ngoài cùng với bó mu trực tràng của cơ nâng hậu môn giữ chức năng quan trọng trong việc kiểm soát đại tiện.
+ Cơ dọc
Được tạo nên từ lớp cơ dọc của thành ruột và những sợi tăng cường cơ nâng hậu môn. Phức hợp cơ dọc đi giữa hai lớp cơ thắt hậu môn (trong và ngoài), trên đường đi nó cho các sợi tỏa ra các phía – sự lan tỏa của các thớ sợi này được cho là đường phát triển của áp xe cạnh hậu môn và bệnh rò hậu môn.
Cách thức hoạt động của hậu môn
Từ ống hậu môn lên trên, bắt đầu từ điểm cách rìa hậu môn 2cm đến đại tràng sigma thì áp lực trong lòng ống tiêu hóa giảm dần và cao nhất ở điểm cách rìa hậu môn 2cm là 25-100mmHg, ở bóng trực tràng là 520mmHg. Trình tự chất thải xuống sẽ diễn ra như sau:
Hoạt động thải phân
– Chất thải được tập trung trong đại tràng sigma, nó chỉ bị đẩy xuống trực tràng khi có những cơn co bóp mạnh xảy ra vài lần trong ngày phụ thuộc thói quen sinh hoạt và thường bắt đầu bằng một kích thích như là một bữa ăn. Nhưng cũng có thể thay đổi để thích nghi với điều kiện sinh hoạt thay đổi như khi đi xa,…
– Khi chất thải xuống trực tràng làm tăng áp lực trong bóng trực tràng và kích thích các bộ phận nhận cảm áp lực và từ đó gây ra các phản xạ giúp tự chủ hậu môn gồm có:
+ Phản xạ ức chế.
+ Phản xạ bảo vệ.
Cụ thể, về quá trình đại tiện diễn ra như sau: Khi chất thải xuống dưới trực tràng đủ làm căng thành trực tràng, phản xạ trực tràng- cơ vòng làm giãn cơ vòng hậu môn, cơ hoành, cơ thành bụng co lại để làm tăng áp suất bên trong ổ bụng làm tăng áp lực trong bóng trực tràng. Khi áp lực trong bóng trực tràng đến ngưỡng 45mmHg thì có cảm giác buồn đại tiện và sẽ kích thích vào bộ phận cảm thụ rồi truyền qua dây thần kinh tới trung khu thần kinh chỉ huy đại tiện ở đốt sống cụt của xương sống và xung động được truyền tiếp lên vỏ đại não tạo cảm giác muốn đại tiện.
Các mức thần kinh và đường đi của hệ thần kinh giao cảm,phó giao cảm, và thân thể phân bố cho hậu môn-trực tràng
Khi này có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
– Đại tiện ngay: Xung động từ vỏ não truyền xuống, qua dây thần kinh vùng chậu điều khiển cho giáng kết tràng co bóp rồi tới kết giãn. Trong quá trình đó, áp lực trong bụng tăng lên hỗ trợ cho việc đẩy chất thải ra ngoài.
– Muốn đại tiện mà điều kiện không cho phép: Vỏ đại não sẽ truyền xung động xuống trung khu thần kinh ở đốt xương cụt của xương sống điều khiển van hậu môn co lại, kết tràng cong nở ra và phản xạ đại tiện sẽ bị kìm chế.
Nếu phản xạ đại tiện thường xuyên bị kiềm chế thì sự kích thích ở trực tràng sẽ mất đi độ nhạy bình thường, phân sẽ bị giữ lại quá lâu trong đại tràng khiến phần nước trong phân bị hấp thu làm cho phân khô cứng gây khó khăn cho đại tiện – là hiện tượng táo bón. Đây là nguyên nhân thường gặp của bệnh nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, viêm hậu môn,…
Ngoài ra, một hiện tượng khác thường nữa của việc đại tiện đó là ở một số người do có chứng viêm ở niêm mạc đại tràng mà tính mẫn cảm tăng lên. Ở những người này sẽ thấy: Trong ruột tuy chỉ có rất ít phân mà dịch niêm mạc vẫn tạo ra ý muốn đại tiện và sau khi đại tiện mà ý muốn vẫn chưa ngừng dù trong ruột không còn gì. Hiện tượng này thường gặp ở bệnh nhân kiết lỵ và viêm ruột.
Trên đâylà một số kiến thức cơ bản về cấu tạo của hậu môn cũng như cách thức hoạt động của bộ phận này. Trong thời gian gần đây tỷ lện những người mắc các bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng ở Việt Nam như: bệnh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… liên tục tăng. Việc hiểu hơn về cấu tạo và cách thức hoạt động của hậu môn sẽ giúp phòng chống hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên.