Hiểu về áp-xe hậu môn
Áp-xe hậu môn là bệnh trực tràng nguy hiểm. Khi bị bệnh những phần mềm xung quanh hậu môn nứt khi viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính, hình thành nhọt.
Các nhọt này có thể tự loét, hoặc hình thành ở lỗ rò hậu môn, thường gặp nhất là áp xe ống hậu môn trực tràng.Hiểu về áp xe hậu môn.
Các triệu chứng áp xe hậu môn thường gặp
Người bệnh nhận thấy vùng xung quanh hậu môn có khối nhọt, cảm giác đau nhức tăng dần, khối nhọt sưng tấy gây nóng rát, ngồi không yên. Một số triệu trứng khác như: mất ngủ về đêm, hậu môn thắt, bí tiểu gây buốt nhói, các triệu chứng kích thích trực tràng …
Nguyên nhân áp-xe hậu môn
Viêm nhiễm
Do các bệnh như: bệnh trĩ, viêm nang lông các tuyến mồ hôi tại vùng da xung quanh hậu môn, phần da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, đều có thể hình thành áp-xe hậu môn.
Do điều trị
Một số loại thuốc dùng trong điều trị trực tràng có tính kích thích cao, có thể làm hoại tử các mô dẫn đến áp-xe quanh hậu môn.
Hậu phẫu
Sau các ca tiểu phẫu trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu, vùng xương cụt… người bệnh thường dễ bị viêm nhiễm dẫn đến hình thành áp-xe.
Nguyên nhân khác
Sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng cũng có thể gây áp-xe hậu môn
Trực tràng có dị vật gây tổn thương viêm nhiễm, u hạt bạch huyết, xạ khuẩn, viêm nhiễm túi trực tràng, hậu môn trực tràng bị loét và lan rộng…là những nguyên nhân gây ra áp-xe trực tràng.
Áp-xe hậu môn cần phát hiện và điều trị sớm. Khi phát hiện có khối nhọt có mủ, cứng và gây đau khi bị tiếp xúc xung quanh hậu môn. Sau đó, khối nhọt to dần gây đau đớn nhiều hơn, mềm đi, có cảm giác nóng rát, xung quanh có màu hồng thì bạn nên kiểm tra xem mình có bị áp-xe hậu môn hay không
Trên đây là những giới thiệu cơ bản về bệnh áp-xe hậu môn. Nếu các bạn vẫn còn những thắc mắc có thể đặt câu hỏi để được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi.
Pingback: Nhọt hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không – PHÒNG KHÁM TRĨ KIÊN THÀNH