Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại
Theo các chuyên gia và bác sĩ: việc điều trị bệnh Trĩ ngoại cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Loại bỏ những điều kiện thuận lợi cho bệnh hình thành và phát triển:
– Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày.
– Điều chỉnh thói quen ăn uống: hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, trà; sử dụng ít các gia vị cay nóng như ớt, tiêu; uống đủ lượng nước trong ngày; tăng cường các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ như su hào, mướp…
– Thường xuyên vận động, tích cực chơi thể thao, bơi lội.
– Điều trị hiệu quả và dứt điểm các bệnh mãn tính như: viêm phế quản, dãn phế quản, lỵ … Điều trị nội khoa:
– Vệ sinh, rửa sạch bằng nước ấm, ngâm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
– Thuốc trị bệnh trĩ: uống thuốc viên, bôi thuốc mỡ.
+ Thuốc viên uống: chứa các hoạt chất Rutin (vitamin P) hoặc Flavonoid. Các thuốc này có tác dụng điều hòa tính thẩm thấu và tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ.
+ Thuốc mỡ: thường chứa nhiều hoạt chất như có tác dungj làm giảm đau, chống viêm, kháng sinh, bảo vệ làm bền chắc tĩnh mạch, ngoài ra còn chứa các vitamin, chất bổ dưỡng giúp tổn thương mau lành. Thường dùng sau khi đi đại tiện và trước khi ngủ. Điều trị bằng phẫu thuật:
Sử dụng khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Bệnh nhân được cắt bỏ, bóc tách huyết khối trĩ ngoại, cắt bỏ mô liên kết trĩ ngoại, giãn tĩnh mạch trĩ ngoại, cắt bỏ viêm bên ngoài. Đốt điện hoặc laser chiếu xạ cũng có hiệu quả rất tốt.
Pingback: Có nên điều trị bệnh trĩ ngoại bằng mật lợn – PHÒNG KHÁM TRĨ KIÊN THÀNH
Pingback: Điều trị bệnh trĩ bằng cây thầu dầu – PHÒNG KHÁM TRĨ KIÊN THÀNH
Pingback: Nguyên nhân Bệnh Trĩ ngoại – PHÒNG KHÁM TRĨ KIÊN THÀNH
Pingback: Biến chứng của bệnh trĩ ngoại nguy hiểm như thế nào – PHÒNG KHÁM TRĨ KIÊN THÀNH